10/4/12

Phiên chợ mùa xuân

Huế, mùa Festival, ngày 09/04/2012.
Một ngày trời mát mẻ không mưa không nắng, mình lái xe đưa mẹ và dì đi chơi cầu ngói Thanh Toàn. Cầu Ngói cách thành phố không xa nhưng mẹ vẫn chưa có dịp đến chơi vào dịp lễ hội. Festival năm nay có mình ở nhà, thế là mẹ cứ ngâm nga mãi câu ca xứ Huế:
"Ai về cầu ngói Thanh Toàn
Cho em về với một đoàn cho vui"

Đường về cầu Ngói Thanh Toàn - một di tích lịch sử ý nghĩa của Huế quanh co giữa những ruộng lúa ngắt xanh thì con gái thơm tho, xuyên qua những cội dương già bao năm sừng sững, niềm yêu cuộc sống dâng tràn khiến cho "đoàn" về cầu Ngói thấy lòng bỗng dưng rộn rã.

Cầu ngói Thanh Toàn là chiếc cầu vồng bằng gỗ bắc qua một con mương làng Thanh Thủy Chánh, thuộc xã Thuỷ Thanh, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách thành phố Huế khoảng 8 km về phía Đông Nam. Đây là chiếc cầu gỗ được xếp vào loại hiếm và có giá trị nghệ thuật cao nhất trong các loại cầu cổ ở Việt Nam. Cầu được Bộ Văn hoá cấp bằng công nhận là Di tích cấp quốc gia theo Quyết định số 575QÐ/VH ngày 14 tháng 7 năm 1990. 

Vào thế kỷ 16, trong số những di dân từ Thanh Hoá theo chúa Nguyễn Hoàng vào Thuận Hoá, có 12 vị tộc trưởng đã dừng chân lập nghiệp ở đây tạo nên 12 họ khai canh của làng Thanh Toàn.

Cầu được ghi nhận xây vào năm 1776, do một người cháu gái thuộc thế hệ thứ sáu của họ Trần là bà Trần Thị Ðạo đã cúng tiền cho làng xây dựng, để dân làng qua lại được thuận tiện và là nơi cho lữ khách cùng người tha phương tạm dừng chân lỡ bước.

Bà Trần Thị Ðạo là vợ một vị quan cao cấp dưới triều vua Lê Hiển Tông nhưng không có con. Để cầu tự, bà dùng tiền của mình để làm phúc cho dân làng, cho xứ. Bà được dân làng tôn sùng, thờ phụng. Năm 1776, vua Lê Hiển Tông đã ban sắc khen ngợi bà Trần Thị Ðạo và miễn cho làng nhiều loại sưu dịch để họ nhớ đến công ơn và noi theo tấm gương tốt của bà. Trong tờ sắc, có đoạn viết rằng: "Bà Trần Thị Ðạo sinh quán tại làng Thanh Toàn...là người có đức hạnh. Cuộc sống của bà làm cho người người ngưỡng mộ mọi mặt. Bà là người đáng khen ngợi hơn ai hết. Bà đã làm cho làng được ban những ân huệ mà người ta sẽ ghi nhớ mãi..."

Năm 1925, vua Khải Ðịnh cũng ban sắc phong trần cho bà là Dực Bảo Trung Hưng Linh phò và lệnh cho dân lập bàn thờ ngay trên cầu để thờ cúng bà.

Ấy, thế nên người Huế ai cũng yêu mến cây cầu vừa đẹp lại vừa ý nghĩa này.

Dưới đây là chùm phóng sự ảnh chụp "đoàn" du lịch cầu Ngói của nhà mình đây. Choa, một ngày thật đẹp!

Mẹ và dì Thà đang mua vé số giúp một cụ già tại chợ cầu ngói


Hai chị em tạo dáng trước cầu ngói Thanh Toàn

Bên trong cầu ngói

Qua cầu, con mương nước xanh xanh

Duyên dáng quý bà
Nụ cười hiền dịu
Dì Thà bị "lừa" chụp ảnh trả tiền
Hai chị em cùng vui
Vẻ đẹp phụ nữ Huế 
Nghệ thuật sắp đặt: nón lá, thư pháp và nụ cười
Mẹ yêu dấu của con
Dì Thà đang bồi hồi nhớ lại ngày xưa cùng ông ngoại đi đạp nước vào ruộng tưới lúa
Một du khách Nhật xay lúa
Dì Thà cũng xay lúa (hí hí..)
Mẹ Hường cười ngần ngại, xa xa cầu ngói yêu kiều
Tạo dáng tại khu triển lãm tranh thiếu nhi, phía sau là cây gì ý chẳng biết tên nhưng to cao lắm
Nhìn thân thiết thế này chứ bình thường thi thoảng cũng cãi nhau to, he he
Cười thật tươi bên nhau
Nhìn gần, trông cũng .... nghiêm
Nhìn gần, trông cũng dễ tính, hj!
Xem tranh
Phúc hậu
Đọ dáng, a, cuối cùng đã phát hiện ra đây là cây bông gòn cổ thụ, to khiếp!
Nghỉ chân trong cầu
Đói và mỏi chân quá, mua bắp ngô luộc để ăn đê!

Chợ quê loanh quanh chỉ có vậy, đi một hồi đã hết nên sau khi xơi ngô thì "đoàn" quyết định trở về thành phố. Mệt quá, ngủ một giấc đến tối mới dậy.

Ôi, Festival!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
Design by Free WordPress Themes | Bloggerized by Lasantha - Premium Blogger Themes | Facebook Themes